Không ít người thắc mắc rằng liệu việc chuyển động trong lúc chạy bộ có gây tổn thương đến khớp hoặc đầu gối không?ạybộthườngxuyêncóảnhhưởngxấuđếnđầugốikhôlv vietnam
Bà Anne Rex, bác sĩ y học thể thao tại Mỹ, cho biết ít bằng chứng cho thấy chạy bộ gây viêm khớp đầu gối, theo Phòng khám Cleveland Clinic.
Chạy bộ ảnh hưởng đến đầu gối như thế nào?
Theo bà Rex, chạy bộ có thể tạm thời gây ra những thay đổi với sụn và chất lỏng ở trong đầu gối. Tuy nhiên, sụn có thể phục hồi ở giữa các lần chạy và cơ thể sẽ thích nghi dần.
Do đó, chạy bộ sẽ không gây ra viêm khớp nếu bạn nghỉ ngơi sau đó. Một nghiên cứu trên những người chạy marathon đã chỉ ra chạy bộ nhiều không làm tăng nguy cơ viêm khớp.
Địa hình chạy bộ có ảnh hưởng đến khớp không?
Địa hình chạy bộ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khớp. Theo đó, địa hình chạy bộ càng gồ ghề thì khớp bị tác động càng lớn.
Tuy nhiên, ở địa hình bằng phẳng, bạn cũng có nguy cơ bị té ngã khi chạy bộ. Các chấn thương do chạy bộ có thể làm tăng tổn thương và viêm khớp.
Ngoài ra, bạn nên nghỉ ngơi thường xuyên khi chạy trên bề mặt cứng như bê tông. Sụn đầu gối sẽ bị đau và không thể phục hồi nếu bạn chạy liên tục.
Lời khuyên bảo vệ khớp khi chạy bộ
Chạy bộ mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe nếu khớp khỏe mạnh và không bị chấn thương. Bà Rex đã chia sẻ một số lời khuyên giúp chúng ta có thể bảo vệ đầu gối khi chạy bộ.
1. Mang giày phù hợp
Giày chạy bộ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xương và khớp. Giày như một thiết bị giảm xóc cho cơ thể nhưng chúng sẽ bị mòn theo thời gian.
Do đó, bạn nên chọn một đôi giày chuyên dụng và thay mới sau khi đã chạy khoảng 483 - 805 km.
2. Nghỉ ngơi giữa các lần chạy
Theo bà Rex, những người viêm khớp cần nghỉ ngơi lâu hơn để sụn đầu gối phục hồi. Ngay cả khi bạn không bị các vấn đề về khớp, nghỉ ngơi cũng ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe về sau.
3. Dùng nẹp gối
Đối với những người bị viêm khớp gối, bà Rex khuyên họ sử dụng nẹp gối khi chạy bộ. Nẹp gối giúp chúng ta tăng sức chịu đựng và giảm thời gian phục hồi giữa các lần chạy.
4. Không chạy quá nhanh hoặc quá mạnh
Bạn không nên tăng nhanh quãng đường hoặc thời gian chạy để tránh bị chấn thương. Theo khuyến cáo, mỗi tuần, bạn không được tăng quá 10% khoảng cách và thời gian chạy.
Ngoài ra, khi thay đổi địa hình, bạn nên chạy chậm một thời gian để cơ thể thích nghi.
5. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể sẽ nâng cao hiệu quả chạy bộ. Cơ thể và các khớp chỉ phục hồi tốt khi bạn nạp đủ calo và các chất dinh dưỡng.
6. Rèn luyện sự linh hoạt và sức mạnh
Rèn luyện sự linh hoạt và sức mạnh có thể ngăn ngừa những chấn thương. Việc thực hiện các bài tập yoga vào những ngày không chạy bộ sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Tuy nhiên, bạn không nên chỉ nghỉ ngơi khi bị chấn thương. Chúng ta cần lời khuyên từ bác sĩ để điều chỉnh các cơ bị yếu, độ căng cơ và tư thế khi chạy.